1. Câu điều kiện
Câu điều kiện trong tiếng anh gồm có hai mệnh đề là mệnh đề chính và mệnh đề IF. Trong câu điều kiện if, hành động ở mệnh đề chính chỉ xảy ra nếu một điều kiện nào đó ở mệnh đề IF được thoả mãn. Câu điều kiện còn được gọi là câu if.
a. Cấu tạo:
– Cấu tạo của câu điều kiện bao gồm hai mệnh đề:
+ Mệnh đề If (If clause): là mệnh đề điều kiện, hay mệnh đề phụ
+ Mệnh đề chính (main clause): là mệnh đề kết quả
– Cách sắp xếp mệnh đề chính và mệnh đề phụ trong câu điều kiện:
+ Mệnh đề If đứng trước mệnh đề chính và cả hai được ngăn cách với nhau bởi dấu phẩy (hoặc chấm phẩy): If – clause, main – clause
+ Mệnh đề If đứng sau mệnh đề chính thì không cần dùng dấu phẩy (hoặc chấm phẩy): Main – clause If – clause
b. Các từ điều kiện:
Mệnh đề điều kiện thường được bắt đầu với các từ như: if, unless (= if … not); provided (that)(= if only); so long as (as long as); on condition that (miễn là, với điều kiện là); suppose; supposing (giả sử như); in case (trong trường hợp); even if (ngay cả khi, dù cho)
2. Các loại câu điều kiện
a. Câu điều kiện loại 0:
– Cách dùng: câu điều kiện loại 0 diễn tả một chân lý, sự việc luôn luôn đúng.
– Cấu trúc câu điều kiện loại 0:
If + S + V (-s/-es) + O + …, S’ + V’ (-s/-es) + O + …
Nếu chủ ngữ là I/they/you/we thì động từ giữ nguyên.
Nếu chủ ngữ là She/he/it thì động từ phải thêm -s/-es.
Ví dụ:
- If you heat the ice, it smelts.
(Nếu bạn đun nước đó, nó sẽ tan chảy) - The water reaches 100 degree if you heat it.
(Nước sẽ đạt nhiệt độ 100 độ C nếu bạn đun sôi nó)
b. Câu điều kiện loại 1:
– Cách dùng: Câu điều kiện loại 1 diễn trả một sự việc/hành động có thể xảy ra ở hiện tại hoặc tương lai.
Cấu trúc: If + S + V (-s/-es) + O…, S’ + will + V bare + O + …
► Lưu ý:
Will có thể được thay bằng can/may/shall/must
Mệnh đề chính và mệnh đề if có thể đứng trước hoặc đứng sau đều được.
Ví dụ:
- If you take this medicine, you will feel better.
(Nếu bạn uống thuốc, thì bạn sẽ thấy đỡ hơn đó) - If it stops raining, we can go out.
(Nếu như trời ngừng mưa thì chúng tôi có thể đi ra ngoài)
c. Câu điều kiện loại 2:
– Cách sử dụng: Câu điều kiện loại 2 (câu if 2) là câu điều kiện không có thật ở hiện tại. Câu điều kiện loại 2 được sử dụng để diễn tả một điều không thể xảy ra ở hiện tại hoặc tương lai, chỉ là một giả thiết, một ước muốn trái ngược với thực trạng hiện tại.
Cấu trúc câu: If + S + V2/-ed + …, S’ + would/could (not) + V bare + O + …
Lưu ý: Động từ to be ở tất cả các ngôi đều phải chia là were.
Ví dụ:
- If I were you, I would help him.
(Nếu tôi là anh, tôi sẽ giúp anh ta) - If you tried hard again, you would succeed.
(Nếu bạn cố gắng chăm chỉ lần nữa, bạn sẽ thành công thôi)
d. Câu điều kiện loại 3:
– Cách dùng:
Câu điều kiện loại 3 là câu điều kiện không có thực trong quá khứ. Câu điều kiện loại 3 được dùng để diễn tả một điều không thể xảy ra trong quá khứ, chỉ mang tính ước muốn trong quá khứ, một giả thiết trái ngược với thực trạng ở quá khứ.
Công thức: If + S + had + V3/-ed + O…, S’ + would/ could + have + V3/-ed + O …
Ví dụ:
- If he had studied hard, he would have passed his exams.
(Nếu cậu ta học hành chăm chỉ, thì câụ ta đã đậu kỳ thi rồi) - If I had known she was sick, I would have visited her.
(Nếu tôi biết cô ấy bị bệnh, thì tôi đã tới thăm cô ấy rồi)
e. Câu điều kiện hỗn hợp/câu điều kiện trộn (mix):
Câu điều kiện hỗn hợp/kết hợp hay câu điều kiện nâng cao có hai loại:
– Dạng 1: Dùng để diễn tả một giả thiết trái ngược với quá khứ còn kết quả thì trái ngược với hiện tại.
If + S + had + V3/-ed + …, S + would/could + V(bare)
Ví dụ:
- I didn’t eat breakfast this morning, so I’m hungry now.
→ If I had eaten breakfast this morning, I wouldn’t be hungry now.
(Nếu sáng nay tôi ăn sáng, thì bây giờ tôi đã không thấy đói bụng rồi)
– Dạng 2: Dùng để tiễn tả một giả thiết trái ngược với thực tại còn kết quả trái ngược với quá khứ.
If + S + V2/-ed + …, S’ + would + have + V3/-ed + …
Ví dụ:
- Thomas is not a good guy. He cheated on Rosie.
→ If Thomas were a good guy, he wouldn’t have cheated on Rosie.
(Nếu Thomas là một người đàn ông tốt, thì anh ta đã không phản bội lại Rosie)
► Cách nhớ lý thuyết câu điều kiện
3. Lưu ý về câu điều kiện tiếng anh
a. Cấu trúc Unless (Unless là If not)
IF + S + auxilary + not… ≈ Unless + S + V…
Sau Unless là câu khẳng định
Ví dụ:
- If it is not cold, we will go swimming. → Unless it is cold, we will go swimming.
(Nếu trời không lạnh, chúng tôi sẽ đi bơi) - If I have time, I will help you. → Unless I have time, I won’t help you.
(Nếu tôi không có thời gian, thì tôi không giúp bạn được)
► Lưu ý: cách dùng unless trong câu điều kiện
+ If … not đổi sang Unless thì mệnh đề chính (main clause) không đổi;
+ If đổi sang Unless thì mệnh đề chính (main clause) phải đổi sang nghĩa phủ định.
b. Will/Would và Should:
– Will/would được dùng trong mệnh đề if mang tính lịch sự (polite request), không có nghĩa tương lai (sẽ) mà có nghĩa đồng ý/sẵn sàng.
- Ví dụ: If you will/would help me, we can finish by six.
(Nếu bạn chịu giúp mình, thì chúng ta có thể làm xong hết tầm 6h)
– Should được dùng trong mệnh đề if để diễn tả sự tình cờ và will được dường trong mệnh đề chính.
Ví dụ:
- If it should rain, take the raincoat in.
(Đề phòng nếu trời mưa, mang áo mưa đi cho chắc) - If the director should come in, what will we do?
(Nếu mà giám đốc có xuất hiện, thì mình làm sao đây?)
c. Đảo ngữ câu điều kiện:
Xem phần đảo ngữ câu if tại đây
4. Các dạng câu điều kiện đặc biệt
a. Were to:
Đứng sau chủ ngữ (S) trong mệnh đề if để nhấn mạnh điều giả định khó có thể xảy ra.
- Ví dụ: If I were to win a lottery, what should I do?
(Nếu mà tao trúng số, thì tao nên làm gì nhỉ?)
b. If it were not for / hadn’t been for + (cụm danh từ):
Được dùng để miêu tả một sự việc này phụ thuộc vào sự việc kia.
If + it + were not for / hadn’t been for + Noun phrase.
- Ví dụ: If it weren’t for his dedication, our team wouldn’t succeed in this game.
(Nếu không có sự cống hiến của anh ấy, thì đội của chúng tôi đã không thể giành chiến thắng được)
c. Supposing (giả sử rằng):
Sử dụng thay cho IF, tỏ ý nhấn mạnh sự tưởng tượng.
- Ví dụ: Supposing he came to visit you, would you be happy?
(Giả sử như anh ta đến thăm cậu đi, cậu có vui không?)
d. But for (+ cụm danh từ):
Được sử dụng để thay thế cho ‘if … not’ và theo sau là một danh từ hoặc cụm danh từ.
- Ví dụ: But for our savings, we wouldn’t have been able to make the payments. (If we hadn’t saved money)
(Nếu chúng ta không tiết kiệm, thì chúng ta sẽ chẳng thể thanh toán nổi đâu)
e. If it hadn’t been for/ hadn’t it been for (+ cụm danh từ):
Cụm if it hadn’t been for có nghĩa là không có cái này thì sẽ không có cái kia
- Ví dụ: If it hadn’t been for Jack’s help, we would have failed. (If Jack hadn’t helped us)
(Nếu không có sự giúp đỡ của Jack, thì chúng tôi đã thất bại thảm hại rồi)
f. In case (trong trường hợp), even if (ngay cả khi, cho dù), as long as, so long as, provided (that), on condition (that) (miễn là, với điều kiện là)
Các từ này đều được sử dụng như If, có thể thay thế if ở các câu điều kiện loại 1, 2, 3 hoặc câu điều kiện hỗn hợp.
Ví dụ:
- You should take this raincoat in case it rains.
(Em nên mang theo áo mưa phòng trường hợp trời đổ mưa) - Even if you try really hard, people only concentrate on the result.
(Cho dù bạn có nổ lực cực khổ đến đâu, thì người ta cũng chỉ quan tâm đến kết quả mà thôi) - I won’t hurt you as long as you love me.
(Anh sẽ không làm tổn thương em miễn là em yêu anh) - I will buy a motorbike for you provided that you pass the entrance exam.
(Mẹ sẽ mua xe máy cho con với điều kiện là con phải thi đậu đại học)
g. Without: không có
- Ví dụ: Without you, I can’t survive. ≈ If you go away, I can’t survive. (Nếu không có anh, em không thể sống nổi)
h. Or:
Hoặc như thế này, hoặc như thế kia. Một trong hai mệnh đề được nối với nhau bởi or thường là câu mệnh lệnh
Ví dụ:
- Take the bus or you will be late. ≈ If you don’t take the bus, you will be late.
(Bắt xe buýt đi nếu không muốn bị muộn)
Trung tâm tiếng Anh online HocHay: https://local.google.com/place?id=17925709090940119267&use=posts&lpsid=4110896240592272516
#câuđiềukiện #ngữpháptiếnganh #họchay #câuđiềukiệnloại1 #câuđiềukiệnhỗnhợp #cấutrúcunless #câuđiềukiệnloại3 #câuđiềukiệnloại2